Trong các chuyến hành trình trekking chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi những lúc gặp thử thách, khó khăn và các nguy hiểm đang rình rập. Một trong số đó chính là bị rắn cắn, khi gặp rắn tâm lý con người thường rất hoảng sợ gây nên nhiều việc sai lầm. Chính vì thế, VNTrek sẽ giúp bạn tìm cách xử lý vết thương ấy sao cho phù hợp và đúng cách nhất!

1. Phân biệt loài rắn cắn

Điều đầu tiên, chẳng may bạn bị rắn cắn bạn cần phải biết được loài rắn ấy có độc hay không. Nếu con rắn cắn trúng bạn là rắn độc, bạn cần phải được đưa vào bệnh viện gần nhất, nếu bạn bị rắn không độc cắn phải bạn có thể tự xử lý các vết thương và di chuyển đến bệnh viện sau. Tuy theo loài rắn mà bạn có thể ướm chừng độc tố của nó, đối với một số loài rắn độc cực mạnh bạn có thể tử vong ngay sau khi bị rắn cắn. Chính vì thế, việc phân biệt được các loài rắn chính là điều hết sức quan trọng. 

bị rắn cắn - phân biệt loài rắn

Bạn có thể phân biệt các loài rắn dựa theo những đặc điểm sau.

Tại Việt Nam, có đến hơn 180 loài rắn nhưng may mắn trong đó chỉ có 18 loại rắn độc sinh sống trên đất liền và 14 loài rắn độc sinh sống ở biển cả. Bạn có thể thấy, số lượng rắn độc chiếm chưa đến 1 nửa loài rắn tại Việt Nam, thế nhưng chỉ cần 1 “nhát răng” của chúng có thể đủ “tiễn” một người trưởng thành. Tại rừng rậm của Việt Nam, bạn có thể thường xuyên gặp các loại rắn: rắn hổ mang, rắn lục, rắn cạp nong,… 

Xem thêm: 6 cách giúp bạn tạo ra tín hiệu cầu cứu khi bị lạc trong rừng

Đối với loài rắn hổ mang bạn có thể phân biệt nó qua hình dang như sau: 

    • Nếu nó là rắn hổ thường: rắn sẽ có cổ bạnh, phát ra âm thanh đặc trưng nhầm đe doạ hoặc tấn công con mồi. Loài rắn này thường sinh sống tại vùng rừng núi, trung du và đồng bằng;
    • Nếu rắn hổ mang chúa: bạn cũng sẽ thấy phần cổ bạnh như không bạnh quá rồng, rắn có hai vây lớn tại đỉnh đầu. Rắn hổ mang chúa cũng sinh sống tại vùng núi và đồng bằng;
    • Rắn biển: đây là loài rắn biển thường sinh sống dưới biển.

bị rắn cắn - rắn hổ mang

Rắn hổ mang là loài rắn thường xuyên xuất hiện trong rừng rậm.

So với loại rắn thường bạn sẽ có thể nhận thấy rắn độc có các biểu hiện sau: 

    • Màu sắc có phần sặc sỡ hơn;
    • Đầu có hình tam giác, phủ bằng các vảy nhỏ và bạn có thể phân biệt nó rõ ràng với phần mình, có hố má ở hai bên đầu, phần giữa mắt và mũi;
    • Mắt bên đầu sẽ thiếu vảy má, vảy trước sẽ chạm với phần vảy mũi;
    • Vảy đuôi đơn;
    • Có hai mọc độc dài có thể phân biệt được với răng. Mỗi một móc độc sẽ có 1 ống độc hoặc 1 rãnh độc, chính vì thế nọc độc mới có thể đi vào sâu mô của nạn nhân. Riêng rắn hộ sẽ có thể phóng độc thành đám bụi trước tiếp vào mắt của con mồi và gây độc.

Xem thêm: Làm thế nào để vệ sinh giày leo núi cho đúng cách?

2. Triệu chứng khi bị rắn độc cắn 

Khi bị rắn độc cắn bạn sẽ có những biểu hiện sau: 

    • Vết rắn cắn: rắn độc cắn thường sẽ có 2 răng độc lớn có vai trò như chiếc kim tiền. Khi bị rắn cắn, nó sẽ đồng thời tiêm phần độc; vào vùng da của bạn và để lại vết răng sắc nhọn cực kỳ đặc trưng của loài vật này. Do vậy mà nạn nhân khi bị rắn độc cắn thì sẽ để lại ít dấu răng ở vết cắn nhưng bạn sẽ nhìn rõ được 2 chiếc răng nanh. Vết cắn của rắn độc sẽ cách nhau khoảng 5mm và 1 số vết răng nhỏ khác; 
    • Sau một thời gian tại vùng cắn sẽ có dấu móc độc của răng, bạn sẽ đau ngay tại chỗ, vết cắn sẽ bị chảy máu và dần bầm tím. Vết cắn sẽ sưng và viêm hạch lympho gây nên phù nề đỏ nóng, nổi các bóng nước, áp xe hoặc hoại tử;
  •  bị rắn cắn - triệu chứng
  • Bạn sẽ xuất hiện triệu chứng khi bị rắn độc cắn. 
    • Nếu chẳng may bạn gặp phải rắn hổ mang chúa và bị phun độc vào mắt, bạn sẽ cảm thân đau như kim chích, vết thương bỏng rát và chảy nước mắt liên tục. Mắt bạn sẽ xuất hiện ghèn trắng, kết mạc sung huyết gây sưng nề mí mắt, sợ ánh sáng và xuất hiện các biểu hiện nặng hơn;
    • Biểu hiện khác liên quan đến toàn thân sẽ bao gồm: buồn nôn, nôn, khó chịu, đau bụng, ớn lạnh, ngủ gà ngủ gật, mệt lả;
    • Những biểu hiện về tim mạch bao gồm: chóng mặt, ngất xỉu, tụt huyết áp, chảy máu cam, chảy máu răng, ho ra máu, tiểu máu, đi phân đen,… 

Xem thêm: Cho trẻ nhỏ đi trekking, nên hay không nên? 7 bí quyết giúp trẻ nhỏ đi trekking an toàn

3. Hướng dẫn xử lý vết thương bị rắn cắn 

3.1 Mục đích của việc sơ cứu 

Điều đầu tiên và tiên quyết khi có người bị rắn cắn, bạn cần phải làm chậm hoặc làm hạn chế ít nhất nọc độc có thể xâm nhập vào cơ thể của nạn nhân. Nhờ vậy mà các biến chứng nguy hiểm, gây hại cho cơ thể sẽ ít xảy ra. Chính vì vậy mà thao tác của bạn phải nhanh chóng và đúng cách, tránh tình trạng để lâu dài sẽ gây ra những biến chứng nặng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình cứu sống nạn nhân. 

bị rắn cắn - mục đích của việc sơ cấp cứu

Khi đã biết rõ mục đích, bạn càng phải cấp cứu cho nạn nhân nhanh nhất có thể.

Xem thêm: Hoạt động camping là gì? Đi camping có gì vui?

3.2 Cách sơ cứu 

    • Bạn cần phải trấn an nạn nhân, giúp nạn nhân bình tĩnh và điều hoà nhịp thở trở lại;
    • Bạn không được để nạn nhân di chuyển hay cử động, việc này sẽ làm nọc độc di chuyển nhanh hơn. Bạn cần cố định tay, chân hay bộ phận cơ thể người bị cắn bằng nẹp;
    • Nạn nhân cần phải cởi bỏ đồ trang sức, hay các phụ kiện quanh vết cắn tránh để các phụ kiện sẽ chèn ép gây phù nề;

bị rắn cắn - các bước băng bó

Bạn nên áp dụng phương pháp băng ép.

    • Bạn có thể áp dụng biện pháp băng ép đối với một số loại rắn hổ để làm nọc độc chậm di chuyển và xâm nhập và cơ thể nạn nhân. Để làm được băng ép bạn dùng các băng chung giãn bằng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng này sẽ tương đối chặt nhưng vẫn đủ để làm máu lưu thông. Bắt đầu từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ tay, chân bị rắn cắn. Sau đó bạn sẽ cùng nẹp cứng để cố định phần vết thương bị rắn cắn;
    • Để loại bỏ phần độc tố ở vết thương bị rắn cắn bạn có thể chích nặn, rửa vết cắn ở dưới vòi nước sạch với xà phòng và bôi thuốc sát trùng;
    • Nếu bệnh nhân có biểu hiện khó thở thì bạn cần phải hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt hoặc bằng các vật dụng y tế có sẵn,… Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì bạn cần phải tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay lập tức;
    • Sau khi đã thực hiện xong các bước sơ cứu bạn di chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất, lưu ý bạn phải duy trì băng bép ở miệng vết thương bị rắn cắn và phải để cùng bị rắn cắn thấp hơn vị trí của tim. 

Xem thêm: Làm giày nhanh khô khi đi trekking? 5 mẹo vặt giúp chuyến đi của bạn dễ dàng hơn

4. Những điều nên và không nên làm khi bị rắn cắn 

Nên: 

    • Xử lý vết thương một cách nhanh chóng;
    • Cố định vết thương bị rắn cắn;
    • Áp dụng các biện pháp sơ cấp cứu cơ bản;
    • Nhanh chóng liên hệ với cơ quan y tế gần nhất và di chuyển nạn nhân đến địa điểm đó;
    • Quan sát tình hình của nạn nhân để thực hiện các bước sơ cứu cho phù hợp. 

bị rắn cắn trong rừng

Những nguyên tắc mà bạn nên tuân thủ khi xảy ra tình huống có người bị rắn cắn.

Không nên: 

    • Không được chờ đợi quá lâu để xử lý vết thương bị rắn cắn
    • Không đường dùng miệng để hút nọc độc;
    • Không buộc quá chặt tại vết thương bị rắn cắn, nó sẽ gây đau và nguy hiểm cũng như không thể duy trì lâu sẽ xảy ra tình trạng tay chân bị thiếu máu;
    • Không được đốt vết thương;
    • Không được đắp lá thuốc, hoặc thảo mộc vào miệng vết thương nếu bạn không biết rõ về nó;
    • Không chườm đá;
    • Không cố gắng bắt rắn, nếu rắn đã chết bạn có thể mang xác nó đến bệnh viện, bạn có thể ghi nhớ màu sắc hình dạng và cách; con rắn tấn công nạn nhân để bác sĩ có thể định dạng và hỗ trợ cho quá trình điều trị nhanh chóng.

Xem thêm: Kinh nghiệm lựa chọn giày leo núi dành cho người mới

5. Cách phòng chống bị rắn cắn

Điều cơ bản và thiết yếu nhất mà bạn phải làm để phòng tránh bị rắn cắn chính là bạn cần phải tránh xa môi trường có rắn sinh sống. Bên cạnh đó vào những chuyến đi trekking mà phải vào rừng sâu, bạn cần phải trang bị quần áo bảo hộ an toàn để tránh bị rắn cắn, bạn có thể đi ủng hoặc giày cao cổ, mặc quần dài khi đi vào bụi rậm; mang theo cây hoặc gậy để đánh động và xua đuổi rắn đi ở những nơi bạn sẽ đi. Bạn cũng có thể dùng đèn chiếu sáng nếu đi vào rừng hoặc biển, đến gần các khu vực có nhiều cây cỏ hay vũng nước. 

cách phòng tránh bị rắn cắn

Ngoài ra bạn cũng cần phải biết các biện pháp phòng chống.

Nếu bạn gặp phải rắn, để tránh bị rắn cắn bạn cần phải di chuyển nhẹ nhàng, tránh càng xa càng tốt. Rắn chỉ tấn công khi nó cảm thấy bị đe dọa và nó sẽ bỏ đi khi thấy con người. 

Bị rắn cắn là một trong những trường hợp mà bạn có thể gặp khi đi trekking tại rừng sâu. Tuy nhiên, thay vì hoảng hốt thì bạn cần phải bình tĩnh và xử lý các vết thương cho đúng cách nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ với VNTrek, chúng mình mong rằng sẽ được đồng hành với các bạn trong hành trình sắp tới!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *