Khi đi trekking leo núi, chắc chắn bạn cần phải chuẩn bị một đôi giày tốt để nâng niu từng bước chân của mình. Nhưng chẳng may, trong chuyến hành trình trekking, đôi giày leo núi của bạn lại bị ướt bạn phải làm sao? Đừng lo lắng, hãy để VNTrek giúp bạn giải đáp thắc mắc làm giày nhanh khô khi đi trekking nhé!
1. VÌ SAO GIÀY BẠN LẠI BỊ ƯỚT KHI LEO NÚI
Việc ướt giày khi leo núi hay đi trekking là điều rất dễ bắt gặp, nếu bạn không cẩn thận bạn có thể sẽ mắc phải 2 nguyên nhân sau khiến đôi giày của bạn bị ướt. Thứ nhất chính là do trời mưa, khi mưa xuống bạn sẽ không thể nào che chắn cho đôi giày của mình. Lý do thứ 2 dẫn đến trình trạng ướt giày là do bạn lội sông, lội suối. Đây là hai lý do cơ bản và phổ biến nhất khiến giày của bạn bị ướt.
Các trường hợp giày ướt khi leo núi.
Ngoài ra cũng còn một lý do khách quan khiến đôi giày của bạn hơi ẩm ướt. Có thể bạn để giày ngoài trời đêm khuya và sương phủ xuống làm ướt giày, hoặc bạn đi trekking ở những vùng có độ ẩm cao cũng có thể làm ướt giày của bạn. Đặc biệt trường hợp hi hữu dẫn đến giày bị ướt như việc uống nước vô tình đổ vào hoặc đạp phải vũng nước trên đường đi. Cho dù bất cứ lý do nào bạn cũng cần phải tìm cách để làm giày nhanh khô để tiếp tục chuyến hành trình trekking.
Xem thêm: Kinh nghiệm lựa chọn giày leo núi dành cho người mới
2. VÌ SAO BẠN KHÔNG NÊN ĐỂ BỊ ƯỚT GIÀY KHI LEO NÚI
Có rất nhiều bạn tham gia các chuyến trekking thắc mắc rằng tại sao chúng ta cần phải làm giày nhanh khô khi đi trekking. Bởi vì khi mang giày ướt và vẫn tiếp tục chuyến hành trình của mình thì nó sẽ mang lại những sự khó khăn khi bạn di chuyển.
Một số trường hợp dẫn đến bị ướt giày.
-
- Một đôi giày ướt sẽ làm nặng đi bước đi của bạn, gây tốn sức và vất vả hơn trong quá trình di chuyển của bạn;
- Giày ướt sẽ làm tăng sự ma sát của đôi chân bạn và giày, từ đó có thể dẫn đến những vấn đề như phồng rộp chân gây khó khăn với việc tiếp tục di chuyển
- Giày ướt chính là nơi tuyệt vời và lý tưởng để các loại vi khuẩn, các loại nấm mốc phát triển gây nên những vấn đề bệnh về da, nấm da. Nếu không máy, chân bạn có vết xước hay vết thương hở, môi trường giày ướt sẽ làm nó bị nhiễm trùng
- Một đôi giày ướt là sự lựa chọn không hề an toàn cho việc leo núi của bạn, sự trơn trượt có thể dẫn đến các tai nạn mà bạn không mong muốn như trượt té hay vấp ngã gây tổn thương.
- Đôi giày ướt sẽ khiến chân bạn bị lạnh rất dễ gây ra các bệnh cảm lạnh đặc biệt là vào mùa đông
- Nếu như nước ngấm vào giày quá lâu, cũng như ngấm qua các bộ phận của đôi giày sẽ rất dễ làm hư hỏng giày. Đối với các lớp da, các lớp lót và keo kết dính rất dễ bị bung ra.
Chính vì thế biện pháp làm giày nhanh khô rồi tiếp tục di chuyển sẽ là điều tối ưu nhất cho trường hợp giày bạn bị ướt. Không nên để giày ướt và cố di chuyển sẽ gây ra những điều mà bạn không mong muốn.
3. MẸO PHƠI GIÀY NHANH KHÔ KHI LEO NÚI, TREKKING
Để tránh giày bạn bị ướt khi trời mưa, hay bất kỳ trường hợp nào ở trên, bạn nên chuẩn bị thêm một đôi dép trong các vật dụng cần thiết khi leo núi của bạn. Hoặc để làm giày nhanh khô, bạn có thể thử những cách sau:
3.1 Tách từng bộ phận của giày
Khi trời mưa, nước mưa sẽ ngấm vào trong các bộ phận của giày. Không chỉ có nước mưa, mà còn có thể có bùn đất cũng sẽ ngấm vào. Chính vì thế, điều đầu tiên bạn cần làm chính là làm sạch đôi giày của bạn trước khi phơi. Sau khi làm sạch giày, bạn có thể tách đôi giày thành những bộ phận: đế lót giày, dây giày, giày để làm tăng diện tích tiếp xúc của bề mặt làm gió lùa vào nhanh hơn và giúp làm giày nhanh khô hơn. Sau khi bạn tách hoàn toàn các bộ phận của giày ra, bạn cần làm việc thứ 2 chính là vắt khô từng bộ phận của đôi giày để đẩy nhanh quá trình làm khô giày.
Để có chuyến đi thuận lợi bạn có thể ghi chú lại những điều sau.
3.2 Làm khô giày bằng lửa trại
Lửa trại là điều vô cùng quen thuộc trong các chuyến trekking, lửa trại không chỉ giúp làm ấm bạn hay làm chín thức ăn mà nó còn giúp bạn hong khô các đồ vật bị ướt như giày hay quần áo. Nếu như bạn đốt lửa trại thì đây cũng là một phương pháp khá tốt để làm giày nhanh khô. Hơi nóng từ lửa sẽ giúp nước trong giày được bốc hơi và đẩy nhanh quá trình hong khô
Tuy nhiên khi làm giày nhanh khô bằng lửa bạn cần phải chú ý nhiệt độ của lửa, nếu tiếp xúc quá gần lửa có thể làm ảnh hưởng đến giày của bạn. Bạn chỉ có thể làm giày nhanh khô với khoảng cách vừa đủ độ ẩm. Bạn có thể xác định độ ấm bằng tay của mình, sau đó bạn cũng nên chia tách từng bộ phận để quá trình hong khô diễn ra nhanh hơn.
3.3 Sử dụng các vật dụng hút ẩm
Khi đi trekking, chắc hẳn bạn nên bổ sung vật dụng hút ẩm vào balo của mình để có thể làm giày nhanh khô hơn. Ngoài vật dụng hút ẩm bạn cũng có thể sử dụng miếng làm ấm tay chân, đó cũng là công cụ toả ra hơi ấm giúp bốc hơi nước trong giày của bạn. Những sản phẩm này tưởng như không cần thiết nhưng thực chất nó lại có rất nhiều công dụng mà bạn chẳng thể nghĩ đến.
Khi sử dụng giấy hút ẩm bạn cũng cần tách từng bộ phận của giày ra, vắt thật khô giày, sau đó bạn sẽ nhét giấy hút ẩm hoặc giấy báo khô vào giày, chúng sẽ hút nước trong giày ra. Bạn có thể thay giấy vài lần để đạt hiệu quả, mặc dù không làm giày nhanh khô 100% nhưng bạn cũng có một đôi giày ráo nước để tiện di chuyển.
Những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho hành trình của bạn.
Xem thêm: Top 6 Kinh nghiệm Trekking dành cho người mới bắt đầu mà bạn không thể bỏ lỡ
3.4 Sử dụng miếng làm ấm tay chân
Đối với miếng làm ấm tay chân bạn cũng có thể sử dụng tương tự như giấy hút ẩm. Bạn cũng tách từng bộ phận của giày ra, sau đó vắt khô nước sau đó bạn cũng đặt những miếng làm ấm vào bên trong giày. Những miếng làm ấm có nhiệt độ từ 60-70 độ C sẽ giúp làm giày nhanh khô sau 1 đêm.
3.4 Sử dụng gạo để hút ẩm
Nếu như chuyến trekking của bạn có mang theo gạo để nấu cơm, nấu cháo, bạn cũng có thể sử dụng một ít gạo để hút nước. Sau khi tách các bộ phận và vắt khô nước, bạn để nắm gạo vào bên trong giày sau đó bạn để qua đêm. Sau một đêm, gạo sẽ hút đi phần nào nước phía bên trong giày và giúp làm giày nhanh khô hơn so với việc phơi bình thường.
3.5 Sử dụng đá nóng
Bạn có thể nhặt những viên đá cuội gần bờ suối, sau đó đun nóng những viên đá ấy trong nước nóng quá nước bên bếp lửa. Bạn cũng thực hiện những thao tác tương tự như tách các bộ phận của giày, làm ráo nước sau đó bạn gấp đá cuội bỏ vào giày để hơi nóng từ đá cuội sẽ giúp đôi giày của bạn được bốc hơi nước.
Xem thêm: Trekking là gì? Hiking là gì? Sự khác nhau trong từng trải nghiệm
4. NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LƯU Ý KHI PHƠI GIÀY
Để vừa làm giày nhanh khô vừa giúp đôi giày của bạn tăng tuổi thọ, bạn cần lưu ý những điều sau:
-
- Kiểm tra tình tạng, chất liệu của đôi giày bạn đang mang, đối với một số chất liệu nếu bạn sử dụng nhiệt độ cao sẽ làm hư hỏng giày;
- Để tránh làm giày ướt bởi màn sương đêm bạn nên để giày bên trong hiên lều để tránh xa sương làm ướt giày;
- Bạn có thể kết hợp các cách làm giày nhanh khô ở trên để đạt được hiệu quả tốt nhất;
Ngoài ra, để tăng phần hiệu quả bạn cũng nên lưu ý những điều sau.
- Nên chọn một đôi giày phù hợp cho chuyến đi của mình. Nếu bạn biết trước mình sẽ đi qua sông, suối bạn nên chuẩn bị những đôi giày nhanh khô thay vì chống thấm;
- Túi hút ẩm là một vật dụng cần thiết chính vì thế, bạn nên bổ sung nó vào balo của mình trước khi khởi hành;
- Bạn nên treo giày úp ngược khi phơi giày, nó sẽ giúp nước trong giày thoát ra nhanh hơn và làm giày nhanh khô hơn.
Trên đây là toàn bộ mẹo làm giày nhanh khô khi đi trekking, hy vọng bạn có thể ghi nhớ và áp dụng khi có trường hợp có giày bị ướt. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ VNTrek tại đây. Hy vọng rằng, chúng mình sẽ gặp lại bạn trên những chuyến hành trình trekking trong tương lai.